Di tích - Danh thắng
Bia truyền thống Quân Khu 7
Địa điểm thành lập Khu 7, Khu 8, Khu 9 tọa lạc tại khu kinh Cùng và rạch Xèo Tràm, làng Bình Hòa, quận Thủ Thừa, tỉnh Tân An (nay thuộc ấp 3, xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An). Nơi đây, ngày 10/12/1945, Xứ ủy lâm thời Nam Bộ tổ chứ hội nghị thành lập Khu 7, Khu 8, Khu 9. Đây là sự kiện lịch sử, đánh dấu bước công tác quan trọng về tổ chức quân sự - hành chính của Đàng ở Nam Bộ, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến 9 năm trường trì chống thực dân Pháp xâm lược.
Với vị trí đặn thù của vùng sông, rạch chằng chịt, địa hình rậm rạp và đặn biệt là tinh thần yêu nước của nhân dân nơi đây, làng Bình Hòa (nay là Bình Hòa Namvà Bình Hòa Bắc) đã được Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ chọn làm điểm đóng quân ngay sau khi thực dân Pháp nổ súng tại Sài Gòn và đánh lan rộng cách tỉnh ở Nam Bộ.
Di tích còn là địa điểm đóng quân của Văn phòng Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ (lúc bấy giờ gọi là cơ quan Tổng phát hành), tổng hành dinh Khu 7, Quan Y và các đơn vị bộ đội như chi đội 13 và chi đội 15. Các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và lục lượng vũ trang như Tôn Đức Thắng, Lê Duẫn, Hoàng Quốc Việt, Phạm Hùng, Phạm Văn Bạch, Phạm Ngọc Thuần, Nguyễn Bình, Trần Văn Trà đã từng hoạt động nơi đây. Các đồng chí lãnh đạo đã thể hiện bản lĩnh, ý chí, tinh thần cách mạng cao cả trong hoàn cảnh vô cùng phức tạp của Nam Bộ lúc bấy giờ, góp phần quan trọng vào tháng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm trên mảnh đất Nam Bộ thành đồng Tổ Quốc. Di tích đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. Với tình hình hết sức phức tạp ở Nam Bộ sau cách mạng tháng tám năm 1945, bằng tầm nhìn chiếc lược, Đảng ta đã xây dựng lực lượng vũ trang Nam Bộ thành một khối thống nhấ, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, động viên, kiêu gọi đồng bào Nam Bộ và nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến đến cùng, dù trải qua gian khổ, hy sinh, quyết bảo vệ nền độc lập dân tộc. Di tích đã gợi cho chúng ta về sức mạnh và truyền thống cách mạng của nhân dân địa phương. Họ đã cưu mang, bảo vệ các cơ quan, bảo vệ các đồng chí lãnh đạo được an toàn trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, rối ren, phức tạp trước sự đánh phá của kẻ thù xâm lược.
Với những giá trị lịch sử quan trọng trên, di tích Địa điểm thành lập Khu 7, Khu 8, Khu 9 thuộc xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An xứng đáng được bảo vệ, tôn tạo và phát huy tác dụng trong công tác giáo dục truyền thống và tham quan du lịch.
Di Tích Lịch Sử Kinh Lò Đường
Kinh Lò Đường được đào năm 1940, thuộc ấp Bình Phú, làng Bình Hòa, tổng Cửu Cư Thượng, quận Thủ Thừa, tỉnh Tân An (nay thuộc ấp 1, xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An). Làng Bình Hòa là một trong những làng thuộc vùng giải phóng và là khu vực trọng điểm của Khu Đông Thành, với nhiều cơ quan, đơn vị vũ trang trú đóng, trong đó có Chi đội 6. Biết rõ tình hình hoạt động của cách mạng trong khu vực, thực dân Pháp liên tục tổ chức các cuộc càn quét, đánh phá; một mặt dụ dỗ, lôi kéo người dân chỉ điểm; mặt khác, chúng tiến hành cướp bóc, đốt nhà, hãm hiếp phụ nữ,… gây nổi căm phẫn tột cùng trong nhân dân.

Để bảo vệ nhân dân, giữ an toàn cho lực lượng cách mạng ở Khu Đông Thành, Chi đội 6 đã lên kế hoạch đánh Đồn Kinh Xáng (Trà Cú Thượng) - một cứ điểm quan trọng của địch ở khu vực này. Khoảng 10 giờ sáng, ngày 14 tháng 01 năm 1947, Chi đội 6 tổ chức đánh Đồn Kinh Xáng, bị tấn công bất ngờ, toàn bộ lính Pháp không kịp trở tay, buộc phải đầu hàng. Nhờ có sự chuẩn bị lực lượng chu đáo, Chi đội 6 đã giành được thắng lợi và thu toàn bộ vũ khí của lính Pháp tại Đồn Kinh Xáng chất xuống ghe mang về giấu tại Hóc Kè.
Vào lúc 6 giờ sáng, ngày 28 tháng 01 năm 1947 (nhằm ngày Mùng 7 tháng Giêng năm Đinh Hợi), thực dân Pháp huy động máy bay, tàu chiến bắn pháo, ném bom càn quét, hủy diệt quanh khu vực Kinh Lò Đường, tập trung chủ yếu vào kho lương thực, nhà dân, chúng lùng sục vào nhà dân hai bên bờ Kinh Lò Đường, dí súng lùa dân gom lại thành từng nhóm để đánh đập, tra hỏi tung tích của Việt Minh; sau đó, lôi từng người ra bờ kênh xả súng bắn, những người bị thương chưa chết chúng dùng lưỡi lê đâm liên tục cho đến chết, một số người té ngã tại chỗ chúng đạp cho đến chết rồi đẩy xuống kinh, đi đến đâu chúng đốt sạch nhà dân đến đó. Hành động của chúng quá bất ngờ, không lường trước được, nên mọi người không kịp thông báo cho nhau để lẩn tránh. Chúng quyết không chừa một ai sống sót, bắt được người nào thì chúng giết người ấy bất kể ngoài đồng, trong xóm, hễ thấy bóng người là chúng bắn, có gia đình 11 người bị giết trong đó có người già, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Dã man nhất đó là trường hợp ông Lê Chánh Ngọc bị bệnh bại liệt, khi nhà cháy đã bò ra ngoài sân, thấy vậy bọn thực dân Pháp nhẫn tâm ném ông vào lại đóng lửa để thiêu sống; khắp nơi là một cảnh tượng hoang tàn, đổ nát, xác chết nằm ngổn ngang, máu chảy đỏ cả một đoạn kinh, cảnh tang thương bao trùm cả xóm làng.
Vụ thảm sát tại Kinh Lò Đường ngày 28 tháng 01 năm 1947, thực dân Pháp đã sát hại dã man 64 người dân vô tội là người già, trẻ em, trong đó có phụ nữ mang thai đã tạo ra sự căm thù cực độ trong nhân dân. Vụ thực dân Pháp thảm sát dân nhân tại Kinh Lò Đường ngày 28 tháng 01 năm 1947 đã được UBND tỉnh Long An xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh tại Quyết định số 2505/QĐ-UBND, ngày 25 tháng 7 năm 2014./.